Tiến sĩ – Bác sĩ Đinh Vinh Quang hướng dẫn xử trí với người lên cơn động kinh

Những cơn co giật đột ngột và mất ý thức tạm thời trong khoảng thời gian ngắn là biểu hiện cơ bản nhận biết bệnh động kinh. Vậy căn bệnh này nguy hiểm đến mức nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh động kinh nhé!

Tiến sĩ – Bác sĩ Đinh Vinh Quang (Trưởng khoa Nội thần kinh tổng quát – Bệnh viện Nhân Đân 115) cho biết có khoảng 50% trường hợp người mắc bệnh động kinh tìm được nguyên nhân, nhóm còn lại thường không rõ căn nguyên gây bệnh (nhóm căn nguyên ẩn).

image 3
MC Mai Thu Huyền và TS.Bác sĩ Đinh Vinh Quang

Thông thường, bệnh xuất phát từ tổn thương của não gây ra những hoạt động điện bất thường, một số tế bào não phóng thích ra xung đột điện dẫn đến triệu chứng động kinh. “Các tổn thương não có thể do di chứng chấn thương sọ não, tổn thương hoặc dị dạng mạch máu não, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, xuất huyết não, các bệnh lí về viêm não, u não do kí sinh trùng, vi trùng, siêu vi,… tất cả những nguyên nhân này đều dẫn đến biểu hiện động kinh”, bác sĩ Quang chia sẻ.

Điểm khác nhau giữ co giật động kinh và triệu chứng co giật thông thường

Trên thực tế, không hiếm các trường hợp bệnh nhân co giật nhưng không phải là bệnh động kinh mà là triệu chứng co giật của các bệnh lý nội khoa như rối loạn chuyển hóa (ngộ độc gây co giật toàn thân,…). Có khoảng 50% người mắc bệnh động kinh căn nguyên ẩn, đa số trẻ em sinh ra trong gia đình có người tiền sử bệnh động kinh có khả năng bị cao hơn những người khác do yếu tố di truyền. 

Ngoài yếu tố bệnh sử chứa nguyên nhân gây ra bệnh động kinh, co giật động kinh vận động có những biểu hiện khác với cơn co giật thông thường như sau: tay chân co cứng sau đó sẽ giật, mắt trợn ngược lên trên, bệnh nhân mất ý thức vài phút, vài giây mới tỉnh.

Trường hợp, bệnh nhân bị động kinh cảm giác sẽ có biểu hiện lâm sàng là một vùng cơ thể đau, tê bất thường kéo dài nhưng khám không ra nguyên nhân. Lúc này, bác sĩ nội thần kinh sẽ chẩn đoán bệnh nhân bị động kinh cảm giác và giúp bệnh nhân điều trị bằng loại thuốc phù hợp. 

Cần làm gì khi gặp người lên cơn co giật động kinh?

Khi gặp người bị lên cơn co giật động kinh, bạn cần đưa họ đến vị trí an toàn giúp người bệnh tránh gặp các chấn thương do té ngã, va đập. Lúc này, bệnh nhân nên được nằm nghiêng một bên phòng khi người bệnh nôn ói trong cơn co giật sẽ không bị ngược vào đường thở.

image
Những điều nên và không nên làm khi gặp người lên cơn co giật.

Một cơn động kinh có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút nhưng trường hợp rơi vào “trạng thái động kinh” có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Khi cơn động kinh xảy ra, bạn không thể giúp tình trạng này giảm bớt bằng cách xoa dịu cơ thể của người bệnh. Cách này không có tác dụng ngăn chặn tiến triển của cơn co giật. Nếu bệnh nhân mặc đồ bó ở cổ thì hãy cởi bỏ nút để thông thoáng đường thở. Bạn không thể giúp người bệnh cắt cơn động kinh mà chỉ khi ở cơ sở y tế, bệnh nhân mới được các y bác sĩ sử dụng thuốc hỗ trợ tùy vào tình trạng co giật.

Bệnh động kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến cuộc sống sinh hoạt đời thường của người bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân lên cơn co giật khi đang điều khiển xe hoặc hoạt động ở trên cao rất dễ gây ra tai nạn. Do tâm lý lo sợ bệnh tái phát bất chợt nơi đông người, nhiều bệnh nhân có thể bị trầm cảm.

Bệnh động kinh có thể điều trị dứt điểm không?

Tùy thuộc vào căn nguyên gây ra bệnh động kinh, bác sĩ sẽ đưa ra thời gian và phác đồ điều trị. Bệnh động kinh cần điều trị ít nhất trong 2 năm sử dụng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình giảm liều, bệnh nhân không xuất hiện thêm cơn động kinh nào thì bác sĩ sẽ cân nhắc ngưng thuốc. Ngược lại, khi giảm liều thuốc mà bệnh tái phát thì bệnh nhân phải quay về dùng thuốc với liều lượng ban đầu.

Khi điều trị bệnh động kinh bằng thuốc nhưng bệnh nhân vẫn liên tục xảy ra các cơn động kinh thì bác sĩ sẽ xem xét dùng các phương pháp khác như phẫu thuật, kích thích não sâu (dùng điện cực phát ra xung đột tác động vào vùng não tổn thương).

image 4
Người mẹ có bệnh sử động kinh khả năng cao sẽ di truyền sang con.

Phụ nữ có bệnh sử động kinh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mang thai để tránh những hậu quả đáng tiếc như dị dạng thai do mẹ sử dụng thuốc động kinh hoặc cơn động kinh trong quá trình mang thai gay ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con.

Chương trình Đẹp Không Giới Hạn mùa 3 do Công ty Media sản xuất đồng hành cùng nhà tài trợ kim cương Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt sẽ được phát sóng hàng tuần là trên kênh: TodayTV (18h30 Chủ nhật), YouTV (20h Chủ Nhật, 10h30 thứ Tư và 14h30 thứ Năm), HiTV (20h30 Chủ Nhật và 17h30 thứ Sáu) hoặc xem lại tập 132 tại đây:

Rate this post