Sáng ngày 02/12/2023, Ngành Đông phương học – Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn đã tưng bừng tổ chức lễ hội với chủ đề “Hành trình đến phương Đông” mang đậm bản sắc văn hoá phương Đông.
Tham dự lễ hội có sự hiện diện ông Pankaj Kumar – Trợ lý lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ tại TP.HCM, Bà Eva Kurniati Situmorang – Lãnh sự Thông tin và Văn hóa Xã hội, Tổng lãnh sự quán Cộng Hòa Indonesia tại TPHCM, PGS.TS. Hoàng Văn Việt – Phó Trưởng khoa Khoa học xã hội, Trưởng ngành Đông phương học, đại diện Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô, các khách mời doanh nhân, doanh nghiệp và đặc biệt là góp mặt của các bạn sinh viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, các bạn sinh viên Khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Lễ hội có sự hiện diện Ông Pankaj Kumar – Trợ lý lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ tại TP.HCM, Bà Eva Kurniati Situmorang, Lãnh sự Thông tin và Văn hóa Xã hội – Tổng lãnh sự quán Cộng Hòa Indonesia tại TPHCM, Ban giám hiệu nhà trường, các vị khách quý và các bạn sinh viên
Tại lễ khai mạc, PGS.TS. Hoàng Văn Việt – Phó Trưởng khoa Khoa học xã hội, Trưởng ngành Đông phương học Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn phát biểu: “Lễ hội Hành trình đến phương Đông được tổ chức nhằm tạo ra không gian trải nghiệm văn hoá cho sinh viên, kích thích niềm đam mê và động lực học tập, tìm hiểu bản sắc phong phú, đa dạng của các nền văn hoá phương Đông, đồng thời, đây cũng là nơi hội tụ các chuyên gia, giảng viên Đông phương học ở TP.Hồ Chí Minh. “Hành trình đến phương Đông” – cuộc hành trình diễn ra từ rất sớm, đang tiếp tục và sẽ mãi mãi tiếp tục”.
PGS.TS. Hoàng Văn Việt – Phó Trưởng khoa Khoa học xã hội, Trưởng ngành Đông phương học Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn phát biểu tại lễ khai mạc.
>>> Xem thêm: CHƯƠNG TRÌNH TẾT DOANH NHÂN 2024: VINH DANH THƯƠNG HIỆU MẠNH QUỐC GIA 2023
Trong khuôn khổ lễ hội “Hành trình đến phương Đông”, các vị khách quý, quý thầy cô, các bạn sinh viên đã có những trải nghiệm văn hóa phương Đông đặc sắc thông qua ẩm thực, Trà đạo Nhật Bản, Thư pháp Trung Hoa, trang trí thư pháp Hàn Quốc Hangul Calligraphy trên túi tote…
Khách mời tham quan và trải nghiệm tại các gian hàng
Các bạn sinh viên tham gia trang trí thư pháp Hangul Calligraphy trên túi tote
Các em sinh viên thích thú với các hoạt động trải nghiệm văn hóa phương Đông từ trang phục đến ẩm thực và các hoạt động văn hóa khác.
>>> Xem thêm: MỜI ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG VIỆT NAM, TOP 100 SẢN PHẨM – DỊCH VỤ TỐT NHẤT VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Bên cạnh trải nghiệm văn hoá, ẩm thực phương Đông, sinh viên còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc “Tinh hoa nghệ thuật phương Đông” do sinh viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM biểu diễn. Mỗi tiết mục là một chuyến phiêu lưu, đưa quý khách mời và các em sinh viên đến với không gian tràn ngập màu sắc của phương Đông huyền bí.
Điệu múa (Indonesia) Ratoh Jaroe là sự pha trộn hài hòa giữa chuyển động cơ thể và bàn tay của các vũ công. Sự kết hợp khéo léo ấy đã trở thành nét đặc trưng của điệu múa này.
Múa Ấn Độ Dholida x Jhume De Gori đến từ các bạn sinh viên chuyên ngành Ấn Độ học – trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM.
Tiết mục song ca bởi Minh Thư và Phương Như với tựa đề Everytime – Chen & Punch, đây là một ca khúc đến từ xứ sở kim chi, một trong những bản nhạc của phim Hậu Duệ Mặt Trời đã từng làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng âm nhạc của thị trường châu Á.
Bài nhảy Huyền Vi Quốc Phục giúp chúng ta khám phá vẻ đẹp “Huyền Vi” của bộ trang phục Áo Dài mang “hồn” của người Việt Nam.
Bài hát “Đáp án của bạn” đại diện cho nét văn hóa đến từ Trung Quốc được trình diễn bởi các bạn sinh viên thuộc ngành Đông phương học của trường Đại học Quốc tế Sài Gòn.
Điệu múa Ả Rập Yalla Habibi hấp dẫn mọi ánh nhìn bởi những động tác lắc hông mạnh mẽ và chuyên nghiệp.
Đắm chìm vào thế giới của tình yêu qua bài hát ballad được mang tên “Only” đại diện cho đất nước Hàn Quốc.
Tiết mục múa Ấn Độ Pranavalaya được coi như một lời tỏ tình của người đàn ông dành cho người De-vda-si – là người phụ nữ sinh ra được coi là nô lệ của Thần linh. Bằng tình yêu của mình, người đàn ông đã hát ca khúc này để ca ngợi vẻ đẹp lẫn tài năng của những người phụ nữ này để mong có thể giải thoát họ khỏi xiềng xích Devadasi.
Điệu nhảy Nhật Bản Tokyo Bon kết hợp yếu tố truyền thống và phong cách âm nhạc đương đại giúp khán giả hiểu thêm về nét đặc trưng trong nghệ thuật âm nhạc của Nhật Bản.
Điệu múa Wonderland Indonesia thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mà người dân Indonesia luôn gìn giữ.
Khách mời chụp hình giao lưu cùng các em sinh viên
Lễ hội “Hành trình đến phương Đông” đã kết thúc tốt đẹp, mang lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các khách mời và các bạn sinh viên có những phút giây thật tuyệt vời được cháy hết mình với âm nhạc, trải nghiệm văn hóa các nước phương Đông, và hơn cả là thêm yêu nền văn hóa tuyệt đẹp này./.
Thanh Thủy
(Nguồn: Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài Gòn (SIU))
Bạn đang đọc bài viết trên trang thông tin thewoman.vn.
Mọi thông tin đóng góp vui lòng gọi Hotline: 090 377 2086 hoặc gửi về địa chỉ email: bbt.thewoman@gmail.com.
Nếu Bạn cảm thấy bài viết mang lại giá trị hãy LIKE và SHARE nhé!