5 Cách đo lường sức khỏe thương hiệu

Thương hiệu là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. Vậy làm thế nào để xây dựng được thương hiệu mạnh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

image 15
Xây dựng thương hiệu mạnh là yếu tố giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh
  1. Mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu

Để có thể tiến hành đưa ra được những chiến lược xây dựng thương hiệu thích hợp về lâu dài, trước tiên, doanh nghiệp cần định vị được thương hiệu của họ đang ở đâu trên thị trường và trong lòng của khách hàng. 

Một thương hiệu vững mạnh là thương hiệu được khách hàng nhận biết nhanh chóng mà không cần bất kỳ sự gợi nhớ nào. Cụ thể, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu của mình thông qua quá trình đo lường hiệu quả của marketing, truyền thông, bán hàng và chăm sóc khách hàng để đưa ra được những kết luận chính xác. 

Có 4 mức độ nhận biết thương hiệu:

  • Mức độ 1: Thương hiệu xuất hiện đầu tiên và được nhận biết đầu tiên, ngay lập tức chính là thương hiệu vững mạnh nhất, có được vị trí nhất định trong lòng của khách hàng. 
  • Mức độ 2: Thương hiệu mà khách hàng có thể tự nhớ (không cần trợ giúp) khi nhìn thấy các hình ảnh hoặc thông tin liên quan là thương hiệu vững mạnh ở mức độ 2.
  • Mức độ 3: Thương hiệu cần được phát triển hơn nữa là thương hiệu cần phải có công cụ hỗ trợ thì khách hàng mới nhận ra. 
  • Mức độ 4: Cuối cùng, thương hiệu không được mọi người biết đến ngay cả khi đã sử dụng các công cụ hỗ trợ là thương cần phải cân nhắc thay đổi và có những chiến lược xây dựng thương hiệu ngay lập tức và kịp thời. 
  1. Mức độ khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu

Ngoài mức độ nhận biết của thương hiệu, mức độ khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá được hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu. 

Để có thể gia tăng mức độ khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện các khảo sát liên quan đến việc khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn vì lý do gì và số lượng khách hàng sử dụng tăng hay giảm vì lý do gì. Nếu nắm bắt được những thông tin này, doanh nghiệp sẽ có thể khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những điểm tiêu cực để hoàn thiện thương hiệu của mình hơn nữa. 

image 1
Các bước xây dựng thương hiệu cơ bản
  1. Chỉ số đạt chuyển

Chỉ số đạt chuyển hay còn được gọi là conversion rate là một trong những chỉ số quan trọng mà người xây dựng thương hiệu cần phải biết để đánh giá và khắc phục những mặt hạn chế. 

Trong đó, doanh nghiệp có thể tiến hành đo lượng theo các nhóm sau: 

  • Tỷ lệ khách hàng chuyển từ nhận biết sang sử dụng (dùng 1 năm qua và nhận biết được thương hiệu khi có gợi ý).
  • Mức độ duy trì của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Mức độ tiềm năng nghĩa là có bao nhiêu khách hàng đang cân nhắc sử dụng sản phẩm và dịch vụ và có bao nhiêu người nhận biết được thương hiệu của bạn.
  • Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần biết được tỷ lệ khách hàng dự định không dùng sản phẩm/ dịch vụ.

Việc đo lường những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, biết được thương hiệu đang ở mức độ nào so với những thương hiệu khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ có được chiến lược nâng cao các chỉ số trên để đạt được thương hiệu vững mạnh.

  1. Mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

Jefff Bezos – Người sáng lập & CEO của Amazon.com đã từng nói “Thương hiệu của bạn là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có ở đó”. Điều này hoàn toàn đúng bởi không có lời quảng cáo nào tốt bằng lời quảng cáo của những người đã từng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. 

Hãy thường xuyên cập nhật và xem xét mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để biết được khách hàng đang nghĩ gì về bạn. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên chú trọng nhiều hơn đến đội ngũ chăm sóc khách hàng vì chất lượng sản phẩm tốt thôi chưa đủ, khách hàng luôn muốn nhận được thái độ phục vụ chu đáo và tận tình nhất.

Xem thêm >>> Vì sao doanh nghiệp cần thấu hiểu khách hàng mục tiêu?

image 16
Xây dựng thương hiệu mạnh cần kết hợp với nhiều bộ phận và yếu tố khác nhau
  1. Hình ảnh của thương hiệu 

Hình ảnh thương hiệu là yếu tố quan trọng cuối cùng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Hình ảnh thương hiệu hay còn được gọi là Brand Image, đây là nhận thức trong tâm trí của khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp. 

Hình ảnh thương hiệu thường sẽ phát triển theo thời gian và khi khách hàng có đủ niềm tin, nhận biết thì hình ảnh này sẽ tự khắc hình thành trong tâm trí của khách hàng. Ngoài ra, một số thương hiệu cũng tận dụng logo và chọn một biểu tượng riêng để khi nhắc đến biểu tượng đó, khách hàng sẽ tự khắc gợi nhớ ra thương hiệu. 

Ví dụ:

  • Khi nhắc đến thương hiệu gà rán của Mỹ nổi tiếng tại Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến KFC.
  • Khi nhắc đến nước ngọt có gas thì Coca Cola và Pepsi là hai thương hiệu được nhận biết đầu tiên.
  • Hay nói đến hãng máy bay có hình ảnh hoa sen thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Vietnam Airlines.

Như vậy, việc xây dựng thương hiệu mạnh là rất quan trọng và cần thiết. Các doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn và dành thời gian để vạch ra những chiến lược phù hợp để phát triển thương hiệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đừng quên  5 yếu tố giúp xây dựng thương hiệu được đề cập ở trên.

Nếu bạn cần một chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu để đồng hành cùng bạn thì hãy liên hệ NGAY chuyên gia truyền thông, xây dựng thương hiệu cho các doanh nhân và doanh nghiệp.

Rate this post